Ngày nay, ngoài việc thờ cúng tượng Phật trong những ngôi chùa lớn tại Việt Nam thì tượng chú tiểu đá cũng là một trong số những bức tượng thường thấy trong chùa. Những bức tượng chú tiểu bằng đá hiện nay được rất nhiều người săn đón.
Bài viết hôm nay Thiên Đức Stone sẽ giới thiệu đến bạn những bức tượng chú tiểu đá đẹp nhất và được quan tâm nhiều nhất.
1/ Tượng chú tiểu đá là gì?
Tượng chú tiểu thường là những bức tượng đá nghệ thuật được đặt tại sân vườn, công viên, chùa chiền,… Khi nói đến những chú tiểu, thì người ta sẽ nghĩ đến những đứa trẻ nhỏ tuổi, có chỏm tóc quả đào trên đầu, nhưng có một số nơi chú tiểu sẽ được cạo đầu.
Tượng chú tiểu thường được làm từ những loại đá nguyên khối, sau đó sẽ được các nghệ nhân chạm khắc tỉ mỉ mới tạo thành.
2/ Hình tượng chú tiểu đá ở chùa
Ngày thường, các chú tiểu phải làm công quả để tích thêm công đức. Những công việc thường nhật như nấu cơm, hành đường và quét dọn. Các công việc được phân công rất rõ ràng trên bảng chấp tác. Và cứ như vậy, các chú tiểu sẽ luân phiên nhau thực hành một cách nghiêm túc.
Đời sống của các chú tiểu sẽ không giống như những đứa trẻ khác, sẽ được sống trong môi trường an tĩnh, sinh hoạt theo nề nếp và ngày ngày sẽ được các sư thầy dạy dỗ và giảng kinh phật. Các chú tiểu sẽ được làm những công việc dù nhỏ nhưng phù hợp với lứa tuổi và giúp con người hướng đến những điều tốt đẹp bên trong tâm hồn mình.
Những chú tiểu ở chùa sẽ không có lối sống phong phú như trẻ em bên ngoài, nhưng tâm hồn họ luôn sạch sẽ, hồn nhiên, không phải lo nghĩ về chuyện đời. Nên khi nhìn bức tượng những chú tiểu, người ta luôn cảm thấy có sự đáng yêu ngây thơ của một đứa trẻ, lại có thêm phần an nhiên, vô lo và vô nghĩ giữa cuộc sống xô bồ.
3/ Ý nghĩa của tượng chú tiểu đá
Tượng chú tiểu đá không chỉ là mang tính nghệ thuật dùng để trang trí, trưng bày mà nó còn có những ý nghĩa rất sâu sắc trong giáo dục. Vì mỗi bức tượng sẽ nhắc nhở con người sống theo đạo lý nhà phật để giữ tâm thanh tịnh trước cuộc sống hiện đại xô bồ, đầy bon chen và cám dỗ.
Hình tượng chú tiểu đá theo quan niệm của phật giá là hiện thân của sự ngây thơ, thân thiện và an nhiên của những đứa trẻ. Mỗi khi nhìn tượng chú tiểu chúng ta sẽ có cảm giác an lành, không muộn phiền, ưu tư và hồn nhiên.
Chính vì thế các nơi tịnh viên, sân vườn,… thường được đặt các vị chú tiểu ở những nơi này để có cảm giác thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Mang đến cảm giác thoải mái và tinh thần phấn khởi để tiếp tục công việc cho ngày mới.
4/ Những mẫu tượng chú tiểu đá ở nhà chùa
Tượng chú tiểu đá - Mẫu 01
Liên hệ
Tượng chú tiểu đá - Mẫu 02
Liên hệ
Tượng chú tiểu đá - Mẫu 03
Liên hệ
Tượng chú tiểu đá - Mẫu 04
Liên hệ
Tượng chú tiểu đá - Mẫu 05
Liên hệ
Tượng chú tiểu đá - Mẫu 06
Liên hệ
Tượng chú tiểu đá - Mẫu 07
Liên hệ
Tượng chú tiểu đá - Mẫu 08
Liên hệ
Tượng chú tiểu đá - Mẫu 09
Liên hệ
Tượng chú tiểu đá - Mẫu 10
Liên hệ
Tượng chú tiểu đá - Mẫu 11
Liên hệ
Tượng chú tiểu đá - Mẫu 12
Liên hệ
Tượng chú tiểu đá - Mẫu 13
Liên hệ
Tượng chú tiểu đá - Mẫu 14
Liên hệ
Tượng chú tiểu đá - Mẫu 15
Liên hệ
4.1/ Tượng chú tiểu đá tam không
Tam Không ở đây nghĩa là “Không thấy, không nghe và không nói”. Đây là một sự nhắc nhở trong giáo dục của Phật giáo. Trong kinh Phật có dạy chúng ta rằng “Giữ gìn khẩu nghiệp và không nói lỗi người. Giữ gìn thân nghiệp và không phạm oan nghiệp. Giữ gìn ý nghiệp và thanh tịnh không nhiễm”. Đây cũng là những điều mà trong cuộc sống mà mỗi chúng ta cần tu học.
Hầu hết chúng ta, trong đời sống hàng ngày, khi đối nhân tiếp vật, chúng ta thường nhìn vào khuyết điểm của người khác. Không chỉ vậy, sau khi nhìn thấy lỗi của người, còn đi nói chuyện thị phi, đi rêu rao lỗi của họ cho nhiều người biết. Cho nên đầu tiên phải tránh xa không nhìn lỗi người, không nghe lỗi người và không nói đến lỗi người.
Vậy trong cuộc sống, phải nhìn như không nhìn, phải nghe như là không nghe. Nghĩa là không được để trong lòng, không chấp nhặt lỗi lầm của người khác và đặc biệt là tuyệt đối không nên đem lỗi lầm của họ đi rêu rao khắp nơi.
4.2/ Tượng chú tiểu cầm kỳ thi hoạ
Đây là muốn biểu pháp cho tài năng của con người bên cạnh đức hạnh. Người xưa thường chú trọng đến tài năng ở bốn thứ chính là giỏi đánh đàn, giỏi chơi cờ, giỏi làm thơ và cuối cùng giỏi vẽ. Mọi người xem nó là công cụ để rèn luyện đức hạnh của mình.
Người xưa có thể nghe tiếng đàn để biết được đức hạnh, xem nước cờ biết được tính cách, đọc bài thơ có thể cảm nhận được đạo hạnh, xem một bức tranh để đánh giá được con người này như thế nào.
Trong cuộc sống cũng vậy, làm sao giữ được tâm mình luôn ở thế trung đạo thì mới có một đời sống viên mãn và hạnh phúc được. Nên trong khuôn viên chùa thường có rất nhiều tượng chú tiểu. Hình tượng của các chú tiểu là một mặt khác của giáo dục nhà Phật, giúp cho con người ta đoạn ác tu thiện và phá mê khai ngộ.
Trên đây là những thông tin về tượng chú tiểu đá mà chúng tôi đã chia sẻ đến bạn. Tùy vào mỗi yêu cầu và phụ thuộc vào các yếu tố như: chất liệu đá, kích thước tượng, vận chuyển, …mà có giá tượng sẽ khác nhau. Nếu quý khách có nhu cầu mua tượng chú tiểu đá ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Thông tin liên hệ
Quý khách hàng có nhu cầu Thiết kế thi công cảnh quan sân vườn hoặc muốn sở hữu những sản phẩm từ đá tự nhiên nguyên khối hãy liên hệ với Thiên Đức Stone:
- Địa chỉ: 36 Phú Viên, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
- Phone: 0981 433 666 - 091 291 1635
- Email: damynghethienduc@gmail.com
- Website: https://damynghethienduc.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.